Chân Cột đá, Cột đá, Tảng Cột đá

Chân tảng đá là một phần quan trọng của cột đá nhưng vẫn chưa nhiều người biết được thông tin về sản phẩm đá mỹ nghệ này.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về chân tảng đá như phân loại, công dụng, mẫu chân cột đá đẹp.

Ngoài ra quý khách cũng có thể liên hệ trực tiếp với Đá Mỹ Nghệ Ngọc Cường để được tư vấn thêm và báo giá cạnh tranh nhất.

Chân tảng đá, đá kê chân cột là gì?

Chân tảng đá hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như đá kê chân cột, đá kê cột, chân cột đá, đá kê chân cột. Chân tảng đá thường được dùng để đặt dưới các cột đá, cột gỗ trong các công trình tâm linh như đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, từ đường hay chân cột nhà.

Chân cột đá vừa nâng đỡ được cột đá, giúp bảo vệ cột đá và làm chúng chắc chắn hơn. Đồng thời góp phần cho công trình mang nét đẹp cổ kính và sang trọng hơn.

Công dụng của chân tảng đá, đá kê chân cột

Chân tảng đá (đá kê chân cột) thường được sử dụng cho các cột trụ quan trọng trong các công trình kiến trúc như đình chùa, cổng làng, cổng nhà thờ họ… Chân tảng đá thường được thiết kế với chiều rộng lớn hơn kích thước của cột mà nó nâng đỡ. Vì vậy chân tảng đá góp phần rất lớn trong việc chống lúc và giữ vững cấu trúc của các trụ cột cũng như nâng đỡ cả công trình.

Chân cột đá (tảng cột), tảng đá kê cột gỗ

Đá kê cột còn góp phần tăng thêm vẻ mỹ quan cho các cột trụ và cả công trình. Vì chân cột đá thường được chạm khắc các hoa văn tinh tế mềm mại như hoa lá, đài sen…

Các loại chân tảng đá, đá kê chân cột

Để phân loại đá tảng kê cột người ta thường dựa vào độ cao của chân tảng đá hoặc hình dáng của cột trụ. Về hình dáng thì có chân cột đá tròn và chân cột đá vuông. Còn về độ cao thì có chân tảng bồng và chân tảng bệt. Cụ thể như sau:

1. Phân loại theo dáng cột

Chân cột đá tròn

Đá kê chân cột cho cột dạng tròn thường gồm nhiều tầng đồng tâm chồng lên nhau. Bên dưới của chân đế có thể thiết kế dạng khối vuông hoặc tròn tuỳ vào sở thích của gia chủ. Tuy nhiên bề mặt của chân cột đá tròn lúc nào cũng là mặt phẳng tròn và có đường kính của mặt trên khớp với đường kính cột trụ chồng lên nó.

Hoa văn họa tiết được dùng cho chân tảng đá kê cột hình tròn thường được thiết kế sao cho tương thích với hoạ tiết trên cột đá. Ví dụ như lá cách điệu, hình cánh sen, chấm bi… Các hoa văn thường được sắp xếp dạng đối xứng để phù hợp với dạng tròn và làm sao để hài hoà tổng thể với cột đá phía trên.

Chân cột đá vuông

Chân cột đá vuông là các khối nằm trong một hình vuông. Đây là loại chân cột dành riêng cho các cột trụ hình vuông. Chân tảng đá vuông thường được trang trí bằng những hoa văn lớn do chân  tảng đá vuông lúc nào cũng có kích thước lớn hơn chân cột đá tròn.

2. Phân loại theo độ cao đá kê chân cột

Dựa vào độ cao thì sẽ có chân tảng bồng và chân tảng bệt. Cụ thể là:

Chân tảng bồng: chân tảng bồng thường có chiều cao trung bình từ 35 đến 45cm. Kích thước này cũng có thể thay đổi dựa theo nhu cầu của khách hàng. Chân tảng bồng thường được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo, độc đáo do có nhiều diện tích và không gian để điêu khắc. Các chân tảng đá bồng thường được dùng cho cột nhà gỗ, nhà sàn, các kiểu nhà cổ để đôn cao cột lên. Như vậy sẽ giúp không gian nhà thoáng mát, sang trọng hơn và chống được mối mọt, ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Chân tảng bệt: trái với chân tảng bồng thì chân tảng bệt có chiều cao thấp hơn. Độ cao của chân tảng bệt thường rơi vào khoảng từ 15 đến 17cm. Vì vậy chân tảng bệt thường được sử dụng cho các công trình kiến trúc thiết kế đơn giản như cột gỗ cho nhà thờ họ, từ đường, đình chùa…

Các loại đá thường dùng làm chân tảng đá, đá kê chân cột

 

Đá kê chân cột (Chân tảng đá) đẹp thường được làm từ các chất liệu đá thiên nhiên, đá núi nguyên khối như đá xanh rêu, đá xanh đen, đá vàng, đá đỏ, đá trắng, đá granite. Các loại đá này đều là những loại đá bền bỉ và thẩm mỹ cao từ các vùng đất nổi tiếng về đá mỹ nghệ như Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng… Ưu điểm của các loại đá này là tính cứng nhưng vẫn dễ dàng trong việc chế tác chạm khắc hoa văn. Các loại đá này cũng có màu sắc và vân đá tinh tế, sang trọng, sáng bóng, không bám bụi và độ bền cao. Đặc biệt là đá xanh Thanh Hoá và đá xanh đen rất được ưa chuộng trên thị trường.

Lưu ý khi lựa chọn chân tảng đá

Khi mua chân tảng đá cần lưu ý những điểm sau để tránh những việc ngoài ý muốn có thể xảy ra:

  • Xem kỹ chất liệu làm chân tảng đá, kiểm tra kỹ lưỡng xem chân đá kê cột được làm từ loại đá nào? Màu sắc của đá ra sao? Nếu là các loại đá cao cấp thì phải có màu hơi xanh, chất đá mịn, không xốp mục.
  • Khi nhận chân đá tảng nên kiểm tra xem có chỗ nào rạn nứt không. Nếu phát hiện có bất kỳ dấu vết đứt gãy, rạn nứt, sứt mẻ gì thì phải bỏ ngay không cố gắng sử dụng. Cũng không thể hàn gắn bằng các chất liệu khác vì sau một thời gian dưới tác động của nhiệt độ và môi trường các vết nứt sẽ ngày càng to ra và ảnh hưởng đến cả công trình.
  • Khi đặt chân cột đá vào vị trí thi công thì cần phải kiểm tra xem nền đất nơi đá có bằng phẳng không? Và mặt đá phía dưới của đá kê chân cột cũng phải thật bằng phẳng. Sau đó chân cột đá phải được nén thật chặt và tiếp xúc toàn bộ bề mặt của chân cột đá lên mặt đất. Bề mặt lỗi lõm sẽ gây nguy cơ làm nứt hoặc vỡ chân cột đá khi đặt cột đá lên trên.

Mẫu Cột đá, Cột đá đẹp Nhà thờ họ?

Cột là điểm chịu lực của công trình và cũng là nét đặc trưng tiêu biểu thể hiện được linh hồn của cả kiến trúc, cột là một phần không thể thiếu của bất kỳ nơi nào dù là nhà thờ, đình – chùa – miếu hay nhờ thờ họ.

Cột được chế tác từ các vật liệu thiên nhiên như đá tự nhiên, đá xanh nguyên khối, đá xanh rêu, đá xanh đen, đá trắng… và là điểm nhấn của nhiều công trình kiến trúc từ xưa đến nay ở cả Tây Phương và Đông Phương.

Chất liệu đá với nhiều màu sắc khác nhau mang vẻ đẹp tự nhiên và có thể hoà hợp với nhiều công trình chất liệu khác như gỗ. Tuỳ vào bàn tay người thợ mà cột sẽ được biến hoá vô cùng đa dạng về cả kiểu dáng, mẫu mã, kích thước và hoa văn điêu khắc trên đó. Các loại đá làm cột nhà thờ (nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian) hay Đình làng, Chùa, Bảo điện, Từ đường,… hiện nay như: Đá xanh đen tự nhiên, đá xanh rêu, đá trắng, đá xanh cốm, đá vàng, đá hoa cương (đá granite),…);

Nhưng ngoài là điểm nhấn bắt mắt từ xa thì đây cũng là những điểm chịu lực vững chắc cho cả công trình.

Vì xem cột như là xương sống nâng đỡ cho cả công trình nên ông cha ta từ xưa vẫn dùng vật liệu như đá núi để làm cột cho những nơi mang tính tâm linh như nhà thờ, từ đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.