Cột đá tròn là một phần không thể thiếu trong mọi công trình kiến trúc xưa. Khi xưa những ngôi nhà lớn, đình chùa, phủ khi xây dựng đều cần phải có cột trụ chống đỡ. Ngoài công dụng chính là chống đỡ cả công trình thì cột đá còn mang ý nghĩa trang trí, tâm linh sâu sắc. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về cột đá tròn.
Nội dung chính
Cột đá tròn là gì?
Là loại cột đá được biết đến với cấu trúc theo chiều dọc và có hình tròn. Cột đá hình dạng tròn là hình dạng phổ biến nhất trong thiết kế cột đá. Cột đá tròn thể hiện sự toàn vẹn, hoàn hảo và trường tồn vĩnh cửu. Loại cột này thường được sử dụng để thiết kế cột hiên hoặc cột bên trong các công trình.
Cấu tạo cột đá tròn
Cột đá tròn cũng có cấu tạo như những cột đá chung khác gồm các phần như:
- Phần bệ đỡ của cột thường gọi là chân tảng đá là phần có kích thước lớn nhất trong bộ cột trụ với thiết kế đa dạng và được chạm khắc họa tiết hoa văn khác nhau.
- Thân cột( phần chính) với hình vuông hoặc hình tròn, chạm khắc họa tiết hoa văn. Cột đá tròn thường hay được chạm hình rồng.
- Đối cột là phần trên đỉnh của cột, phần đỡ kèo mái nhà.
Nếu xét về khả năng hạn chế hư tổn, độ đền cột đá tròn sẽ vượt trội hơn cột đá vuông. Xét về mặt hình học thì cột đá tròn không hề có góc cạnh nên việc bị tổn hại, sứt mẻ là khó có thể xảy ra. Chưa nói đến việc không có góc cạnh cũng tạo một cảm giác an toàn hơn so với cột đá vuông.
Ý nghĩa của cột đá tròn
Cột đá tròn hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong các công trình kiến trúc xây dựng như : nhà thờ họ từ đường, nhà thờ tư gia, đền, đình chùa, miếu phủ, Nó không chỉ mang tác dụng nâng đỡ ngôi nhà mà còn tô điểm thêm vẻ đẹp của cả công trình, tôn lên vẻ đẹp không gian xung quanh.
Theo quan niệm xưa cột đá tròn thường mang ý nghĩa trọn vẹn, hoàn hảo. Hình tròn mang ý nghĩa cho sự trường tồn, hoàn hảo, sự phát triển liên tục vĩnh cửu không có điểm đầu cũng không có điểm cuối.
Cột đá tròn mang một nét mềm mại, nhẹ nhàng nhưng vẫn không thiếu đi sự chắc chắn, vững trãi đem đến sự an toàn nhưng không hề gò bó.
Đặc điểm các loại cột đá tròn
Loại cột đá tròn cho công trình dân sinh
Loại cột đá tròn cho công trình dân sinh thường là loại cột đá ốp. Đá ốp cho loại cột này là đá hoa cương, đá cẩm thạch. Người ta thường lựa chọn cột đá loại này cho các biệt thự mang phong cách châu Âu như: khách sạn, nhà khách, biệt thự,… Cột đá tròn làm từ đá hoa cương, cẩm thạch mang lại sự sang trọng, đẳng cấp cho công trình. Sự bóng bẩy, nhẵn nhụi của những cột đá kết hợp với ánh đèn sẽ đem đến cho công trình một vẻ đẹp lộng lẫy, huy hoàng.
Ưu điểm:
- Màu sắc đa dạng, dễ phối màu với màu sơn của công trình
- Độ bóng cao, dễ dàng lau chùi
- Chống ẩm, chống thấm tốt, tránh rêu mốc
Nhược điểm:
- Khó chạm khắc các hoa văn đặc thù
- Loại đá cẩm thạch, hoa cương nguyên khối có giá thành cao
Loại cột đá tròn cho công trình tâm linh
Loại cột đá này thường được sử dụng làm cột trong các công trình chùa chiền, công trình nhà giả cổ, nhà thờ, từ đường… Loại đá sử dụng làm cột cho công trình tâm linh thường là loại đá xanh nguyên khối. Đá dạng này có độ nhám bề mặt, màu sắc không đa dạng, nhưng dễ chạm khắc.
Tuy không có sự đa dạng về màu sắc như cột đá cẩm thạch, hoa cương,… Nhưng cột đá dạng này lại đa dạng về các loại hoa văn, chi tiết được điêu khắc trên đá. Mỗi một công trình tâm linh khác nhau nên chọn lựa các mẫu hoa văn, họa tiết khác nhau phù hợp với từng công trình. Có thể chọn lựa chạm khắc câu đối trên cột đá để phù hợp với công trình nhà thờ họ, họa tiết bông sen trên cột với các công trình chùa chiền,…
Hoa văn chạm khắc trên cột đá tròn
Như đã nói ở trên mỗi một loại công trình cột đá tròn sẽ được lựa chọn một loại họa tiết hoa văn khác nhau để chạm khắc lên cho phù hợp với lối kiến trúc đó. Không giống như cột đá vuông, cột đá tròn có những mẫu mã họa tiết rất phong phú:
- Nếu dùng trong đền chùa , đình miếu thì cột đá hình tròn thường chạm rồng cuốn quanh hoặc cả rồng cả phượng, mặt trước, có thể chạm khắc các câu đối để thể hiện vẻ uy nghi của công trình kiến trúc tâm linh.
- Đối với các công trình kiến trúc như từ đường, nhà thờ họ thì cột đá tròn thường sẽ khắc tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) thể hiện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông…tạo nên nét đẹp giản dị và mềm mại uyển chuyển cho kiến trúc.
Các loại đá chế tác Cột tròn đẹp
1. Đá xanh tự nhiên
Đá xanh là nguyên liệu làm Cột đá được sử dụng nhiều nhất. Có hai loại đá xanh là đá xanh đen và đá xanh rêu. Đá xanh tuy không mang vẻ sáng bóng như hai loại trên nhưng lại mang vẻ cổ kính, trầm mặc rất hợp với những chốn tâm linh.
Loại đá này cũng có độ cứng và bền cao, chịu được môi trường thời tiết khắc nghiệt. Loại đá này cũng rất thích hợp để điêu khắc chạm trổ tạo nên những hoa văn truyền thống phù hợp với các hạng mục của Nhà thờ họ/Tổ; Từ đường; Bảo điện; Đình làng, Chùa,…
2. Đá granite (hoa cương)
Một trong những loại vật liệu để làm cột đá khối là đá hoa cương hay còn gọi là đá granite. Đá hoa cương dùng để làm cột thường là loại nguyên khối nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc đá Nghệ An, Thanh Hoá. Là loại cột thường thấy ở Lâu đài, Biệt thự hay khách sạn hạng sang, cao cấp.
Đá hoa cương có nhiều ưu điểm nổi bật như độ cứng vĩnh cửu, hoa văn đẹp tự nhiên, sang trọng, hiện đại. Đá hoa cương còn có bề mặt trơn bóng và màu sắc đa dạng để bạn dễ dàng lựa chọn.
3. Đá trắng nguyên khối
Đá trắng cũng là một loại vật liệu phổ biến cho chế tác cột đá tròn. Đá trắng thường có màu sắc sáng, độ cứng cao và bền bỉ với thời gian. Nhưng giá thành của đá trắng khá cao và dễ bị hư hại nếu không giữ gìn cẩn thận, thích hợp với Biệt thự, Lâu đài, Nhà hàng, Khách sạn cao cấp…
4. Đá vàng cao cấp
Đá vàng thì ít gặp hơn thường là loại đá Quỳ Hợp ở Nghệ An. Một số nơi còn gọi đá này là đá vàng gân đỏ cà rốt. Đá vàng rất phù hợp với những công trình kiến trúc cao cấp, sang trọng với màu vàng nổi bật và mang ý nghĩa quyền thế, giàu sang. Đá vàng cũng có ưu điểm là dẻo dai. Nhưng vì đã có những đường vân tự nhiên màu đỏ nên đá vàng thường chỉ thích hợp làm Cột tròn trơn không có hoạ tiết điêu khắc.
Kích thước Cột đá tròn đẹp
Đối với các công trình lớn cần thể hiện sự uy nghiêm như đình chùa, nhà thờ tổ tiên thì cần cột có độ vững chắc nên kích thước tiêu chuẩn thường là tổng cao 261cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm.
Đối với các cột chính trong nhà thờ họ, đình chùa hoặc cột nhà xây dựng theo lối phong thuỷ thước Lỗ Ban mong muốn ấm no, may mắn cho gia đình thì có thể chọn kích thước tổng cao 259cm, than vuông 30×30, đế 45x45cm.
Với các công trình nhỏ hơn như gia đình thì kích thước 208cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm là hợp lý và đủ chắc chắn.
Giá cột tròn đá xanh tự nhiên
Với các kích thước khác nhau, khối lượng đá khác nhau thì giá thành cột đá khác nhau. Thông thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: Kích thước/khối lượng xây dựng, lắp đặt; Loại đá chế tác, lắp đặt; Kiểu mẫu hoa văn, điêu khắc, chế tác; Vị trí, địa hình thi công, xây dựng; Thời điểm lắp đặt, đặt hàng trong năm… Mọi chi tiết Quý khách xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: